UAE: ‘GIÁ DẦU SẼ LẬP ĐỈNH MỚI’

Emyeuforex.com – UAE: ‘Giá dầu sẽ lập đỉnh mới’

UAE thừa nhận các nước thành viên OPEC đang gặp khó trong việc nâng sản lượng dầu theo đúng kế hoạch. Với sự phục hồi của Trung Quốc, giá dầu có khả năng lập đỉnh mới.

Bloomberg đưa tin UAE – thành viên chủ chốt của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) – cho rằng giá dầu sẽ còn thiết lập kỷ lục mới. Nguyên nhân là nhu cầu ở Trung Quốc chuẩn bị phục hồi, làm thắt chặt hơn nữa thị trường dầu toàn cầu vốn đang chao đảo vì nguồn cung khan hiếm.

Những bình luận của UAE như một lời thừa nhận rằng việc OPEC+ (OPEC và đồng minh) đạt thỏa thuận nâng sản lượng sẽ không có tác động quá lớn đối với chi phí năng lượng, vốn đã tăng vọt trong năm nay.

Ông Suhail Al-Mazrouei – Bộ trưởng Năng lượng UAE – thừa nhận rằng các nước thành viên của OPEC đang gặp khó trong việc khôi phục sản xuất theo đúng kế hoạch.

“Với mức tiêu thụ hiện giờ, chúng ta vẫn còn xa ngưỡng giá kỷ lục, bởi Trung Quốc thậm chí còn chưa mở cửa trở lại”, ông Suhail Al-Mazrouei lập luận. Theo ông, một khi hoạt động tại đất nước 1,4 tỷ dân được khôi phục hoàn toàn, nhu cầu sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Theo ông Suhail Al-Mazrouei, nếu không có thêm đầu tư trên toàn cầu, OPEC+ sẽ không thể đảm bảo đủ nguồn cung dầu khi nhu cầu phục hồi hoàn toàn sau đại dịch. “Giá có thể tăng vọt lên mức chưa từng thấy, nếu dầu và khí đốt của Nga hoàn toàn bị loại bỏ khỏi thị trường”, ông cảnh báo.

Hôm 2/6, OPEC+ (bao gồm Nga) đã thống nhất tăng cung thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Mức nâng này cao hơn 200.000 thùng/ngày so với kế hoạch cũ.

“Với mức tiêu thụ hiện giờ, chúng ta vẫn còn xa ngưỡng giá kỷ lục, bởi Trung Quốc thậm chí còn chưa mở cửa trở lại”. Ông Suhail Al-Mazrouei, Bộ trưởng Năng lượng UAE

“Giới đầu tư thất vọng khi OPEC+ chỉ đồng ý tăng sản lượng lên gần 650.000 thùng/ngày trong vòng 2 tháng tới, thay vì mức tăng lớn hơn nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga”, ông Jeffrey Halley – nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở Singapore – bình luận với chúng tôi.

Theo ông Halley, các thị trường dầu thế giới cho rằng động thái của OPEC+ sẽ không có tác động nhiều tới tình trạng mất cân bằng cung cầu trên toàn cầu.

Mức tăng sản lượng của OPEC+ chỉ bằng 0,4% nhu cầu toàn cầu trong tháng 7 và tháng 8. Thêm vào đó, vài tháng qua, nhóm này đã không thể đạt mục tiêu sản lượng của mình.

“Sản lượng của nhóm đang thấp hơn mục tiêu khoảng 2,6 triệu thùng/ngày. Đó là một con số lớn”, ông Al-Mazrouei thừa nhận.

“OPEC+ đang chật vật để đáp ứng thỏa thuận hiện tại. Ngay cả lượng dầu xuất khẩu của những thành viên chủ chốt như Saudi Arabia, UAE và Kuwait cũng giảm đáng kể trong tháng 5 so với tháng trước đó”, chuyên gia Halley nhận định.

“Nhiều quốc gia thành viên đã đạt đến giới hạn năng lực của mình”, ông Giovanni Staunovo – chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS – nhận định. Theo ông, mức tăng sản lượng thực tế có thể chỉ bằng 50% mục tiêu.

Năng lực sản xuất hạn chế

Chỉ Saudi Arabia và UAE là 2 nước thành viên có năng lực sản xuất nhàn rỗi đáng kể. Nhưng điều này cũng chỉ đủ để bù đắp một phần thiếu hụt nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với Nga.

“Tình hình không mấy khả quan đối với sản lượng mà chúng tôi có thể mang tới”, bộ trưởng UAE thừa nhận.

Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cũng nhấn mạnh về việc thiếu hụt năng lực sản xuất nhàn rỗi trong OPEC. “Ngoại trừ 2-3 thành viên, tất cả đều đã sản xuất với công suất tối đa”, ông nói với Bloomberg.

“Thế giới cần đối mặt với sự thật tàn khốc này”, ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, Nga cũng có thể cắt giảm sản lượng và xuất khẩu dầu thô nhằm giảm bớt tác động trên khía cạnh tài chính. Hôm 29/5, ông Leonid Fedun – Phó chủ tịch công ty dầu mỏ Lukoil của Nga – cho rằng nước này nên cắt giảm sản lượng dầu tới 30% nhằm đẩy giá lên cao hơn.

Còn ông Edward Gardner – nhà kinh tế hàng hóa tại Capital Economics – dự đoán sản lượng và xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm khoảng 20% ​​vào cuối năm nay. Giá dầu thô Urals của Nga thấp hơn đáng kể so với những loại dầu khác trên toàn cầu. Nhưng giá vẫn ở mức 95 USD/thùng, cao hơn nhiều một năm trước đó.

Trong khi đó, nhiều tháng qua, các đợt phong tỏa ở Thượng Hải, Bắc Kinh và những thành phố lớn khác của Trung Quốc đã làm suy giảm nhu cầu của Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Nhưng khi Bắc Kinh nới lỏng các lệnh phong tỏa, nhu cầu bùng nổ có thể đẩy giá lên cao. Trung Quốc có khả năng tăng cường nhập khẩu từ Nga.

Theo hãng Vortexa, trong tháng 5, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,1 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày qua đường biển, tăng khoảng 37% so với mức trung bình năm 2021.

Kiến Thức & Kinh Nghiệm Tin Tức

Cách áp dụng chiến lược Price Action hiệu quả

Chiến lược Price Action: Hướng dẫn cơ bản cho nhà giao dịch Forex Price Action là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhất trong giao dịch Forex. Bằng cách tập trung vào biến động giá trên biểu đồ, các nhà giao dịch có thể xác định các […]

xem thêm
Tin Tức

Bất ngờ từ ông Trump: Muốn giữ Jerome Powell tại Fed, cân nhắc Jamie Dimon cho Bộ Tài chính

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Bloomberg, cựu Tổng thống Donald Trump đã tiết lộ những dự định đáng chú ý về chính sách kinh tế nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 tới. Cuộc phỏng vấn này được thực hiện trong tháng 6/2024. Đáng chú ý, ông Trump khẳng định sẽ […]

xem thêm
Tin Tức

Tham vọng AI của Samsung gặp khó vì khủng hoảng lao động

Samsung Electronics đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng lao động ngày càng leo thang, khiến nỗ lực bắt kịp các đối thủ của họ trên thị trường chất bán dẫn hỗ trợ trí tuệ nhân tạo bị ảnh hưởng. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc hồi đầu tháng này đã không làm […]

xem thêm