Tỷ giá USD chưa hạ nhiệt, giới đầu tư nên sớm chuẩn bị kịch bản tăng trưởng của mình

Theo chuyên gia, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần sớm chuẩn bị kịch bản tăng trưởng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho đơn vị của mình. Tỷ giá USD/VND vẫn duy trì ở mức cao

Trong tuần qua, diễn biến trên thị trường tài chính toàn cầu khá tích cực với việc các chỉ số chứng khoán lớn đều ghi nhận mức tăng tốt.

Đối với dữ liệu kinh tế, báo cáo sơ bộ cho thấy GDP của Mỹ Quý 3/2022 tăng 2,6% so với Quý 2/2022 (đã chuẩn hóa về năm) và chấm dứt đà suy giảm liên tiếp trong 2 Quý đầu năm 2022.

Đáng chú ý hơn hết, là thị trường hiện đang định giá về việc Fed có thể sẽ bắt đầu giảm tốc tốc độ tăng lãi suất kể từ kỳ họp tháng 12 năm nay (chỉ tăng 50 điểm cơ bản, và thêm một lần tăng 25 điểm cơ bản vào Quý 1/2023).

Trong khi đó, như kỳ vọng, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất cơ sở thêm 75 điểm cơ bản trong kỳ họp gần đây.

Điều này đã giúp chỉ số DXY giảm 0,9% so với tuần trước, và các đồng tiền chủ chốt khác đều tăng giá so với USD như GBP 1,87%, EUR +0,83% và JPY +0,1%. Các đồng tiền mới nổi trong khu vực Châu Á cũng có sự cải thiện, như THB +1,32%, KRW +1,29%, MYR +0,26%, INR +0.26%,…

Trên thị trường trong nước, trái ngược với diễn biến quốc tế, tỷ giá USD/VND vẫn chưa có nhiều sự cải thiện ngay cả khi NHNN tăng lãi suất điều hành.

Theo các chuyên gia tại SSI (HM:SSI) cho hay, diễn biến này chủ yếu là do tác động bởi tâm lý kỳ vọng, và điều này khó có thể giải quyết ngay lậptức.

Tỷ giá niêm yết tại các NHTM vẫn duy trì ở mức kịch trần biên độ mới (5%) so với tý giá trung tâm, quanh mốc VND (HM:VND) 24,880 (tương đương mất giá 8,5% so với cuối năm ngoái).

Tỷ giá liên ngân hàng ghi nhận ở gần mức giá bán của NHNN (VND 23,870) và tỷ giá trên thị trường tự do duy trì trên VND 25,000/USD xuyên suốt tuần qua.

Bên cạnh đó, các yếu tố cơ bản trong nước vẫn ghi nhận tích cực (giải ngân FDI tăng trưởng tốt trong 10 tháng 2022 hay cán cân thương mại thặng dư 9.4 tỷ USD).

Về cung ứng ngoại tệ, NHNN cũng cam kết đảm bảo cung ứng trong nước nhằm ổn định sản xuất trong nước. Riêng 9 tháng đầu năm, đối với một số doanh nghiệp xăng dầu như Nghi Sơn, Bình Sơn, Tập đoàn xăng dầu… lượng ngoại tệ bán ra lên đến 10 tỉ USD cho các doanh nghiệp này.

Xu hướng tỷ giá USD/VND những ngày cuối năm 2022

Trong chuỗi Talkshow “Giải mã Thị trường Chứng khoán”, được thực hiện bởi Công ty Chứng khoán ACB (HM:ACB) (ACBS), các chuyên gia từ ACBS khuyến nghị các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần sớm chuẩn bị kịch bản tăng trưởng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho đơn vị của mình, trong giả định tỷ giá chịu nhiều áp lực tăng mạnh trong quý cuối cùng của năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, ACBS đưa ra ba kịch bản cho tỷ giá hối đoái cho đến cuối năm 2022, phụ thuộc phần lớn vào lãi suất và chương trình thắt chặt định lượng của các ngân hàng trung ương lớn (FED, ECB, BOE và BOJ).

Kịch bản đầu tiên, ACBS giả định rằng FED và các ngân hàng trung ương lớn giữ nguyên kế hoạch tăng lãi suất và chương trình thắt chặt định lượng. Trong kịch bản này, tỷ giá hối đoái sẽ ở quanh mức hiện tại (24.000 – 25.000 VND/ USD).

Kịch bản thứ hai, ACBS giả định rằng FED và các ngân hàng trung ương lớn có thể trở nên diều hâu hơn với kế hoạch tăng lãi suất và đẩy nhanh chương trình thắt chặt định lượng do áp lực lạm phát gia tăng.

Trong kịch bản này, nếu Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành lên 0,5-1 điểm phần trăm thì tỷ giá cũng vẫn sẽ dao động quanh mức hiện tại (24.000 – 25.000 VND/ USD).

Kịch bản thứ ba, ACBS cũng giả định rằng, FED và các ngân hàng trung ương lớn có thể trở nên diều hâu hơn với kế hoạch tăng lãi suất và đẩy nhanh chương trình thắt chặt định lượng do áp lực lạm phát gia tăng giống như kịch bản thứ hai.

Nhưng trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất điều hành thêm và giữ mức hiện tại, tỷ giá sẽ mất giá thêm 1-2% nữa, về mức 24.500 – 25.500.

“Nhìn chung, tỷ giá sẽ tiếp tục chịu áp lực trong 6 tháng đầu năm sau. Nếu Ngân hàng Nhà nước có động thái khác, như tăng lãi suất, hoặc có thêm dòng ngoại tệ chảy vào mạnh như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay dòng tiền từ hoạt động xuất khẩu, khách du lịch quốc tế thì trong 6 tháng cuối năm 2023 thì tỷ giá sẽ ổn định. Đến năm 2024, tín hiệu tích cực nhất là dòng vốn đảo chiều về lại Việt Nam, sẽ giúp tỷ giá giảm”, một chuyên gia tại ACBS dự báo.

Động thái các ngân hàng trung ương tiếp tục là tâm điểm chú ý trong tháng 11 tới

Kiến Thức & Kinh Nghiệm Tin Tức

Cách áp dụng chiến lược Price Action hiệu quả

Chiến lược Price Action: Hướng dẫn cơ bản cho nhà giao dịch Forex Price Action là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhất trong giao dịch Forex. Bằng cách tập trung vào biến động giá trên biểu đồ, các nhà giao dịch có thể xác định các […]

xem thêm
Tin Tức

Bất ngờ từ ông Trump: Muốn giữ Jerome Powell tại Fed, cân nhắc Jamie Dimon cho Bộ Tài chính

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Bloomberg, cựu Tổng thống Donald Trump đã tiết lộ những dự định đáng chú ý về chính sách kinh tế nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 tới. Cuộc phỏng vấn này được thực hiện trong tháng 6/2024. Đáng chú ý, ông Trump khẳng định sẽ […]

xem thêm
Tin Tức

Tham vọng AI của Samsung gặp khó vì khủng hoảng lao động

Samsung Electronics đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng lao động ngày càng leo thang, khiến nỗ lực bắt kịp các đối thủ của họ trên thị trường chất bán dẫn hỗ trợ trí tuệ nhân tạo bị ảnh hưởng. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc hồi đầu tháng này đã không làm […]

xem thêm