
Luật cung cầu là quy luật cơ bản dựa trên thuyết đấu giá do đó nó chi phối mọi thay đổi về giá. Ban đầu, các nghiên cứu mà Richard Wyckoff đề xuất về luật này cho chúng ta biết rằng:
- Nếu cầu lớn hơn cung, giá của sản phẩm sẽ tăng.
- Nếu cung lớn hơn cầu, giá của sản phẩm sẽ giảm.
- Nếu cung và cầu cân bằng, giá của sản phẩm không thay đổi
1.1 Các Sai Lầm Thường Gặp
Ý tưởng này là rất chung chung và có nhiều hạn chế vì một loạt các quan niệm sai lầm đã được tạo ra xung quanh quy luật cung và cầu này.
Sai lầm 1: Giá tăng vì có nhiều người mua hơn người bán hoặc giảm vì có nhiều người bán hơn người mua.
Trên thị trường số lượng người mua và số lượng người bán là luôn như nhau; vì muốn có người mua thì phải có người bán cho họ. Cho dù ai đó muốn mua bao nhiêu, khi không có người bán sẵn sàng như một bên còn lại của giao dịch, thì giao dịch không thể diễn ra.
Mấu chốt là ở thái độ (chủ động hay bị động) mà các nhà giao dịch thực hiện khi tham gia thị trường.
Sai Lầm #2: Giá tăng lên vì có nhiều cầu hơn cung hoặc chúng đi xuống vì cung nhiều hơn cầu
Vấn đề với nhận định này là gọi cầu là tất cả những gì liên quan đến mua và cung là mọi thứ liên quan đến bán. Trên thực tế, chúng là những khái niệm khác nhau và rất dễ dàng tách chúng ra khi đề cập đến cái này hay cái kia.
Cung và Cầu là các lệnh giới hạn mà cả người mua và người bán đặt vào các cột BID và ASK và đang chờ được thực hiện, được gọi là tính thanh khoản.
1. 2 BID/ASK, Spread and Liquidity
Trên thị trường tài chính không có một mức giá duy nhất. Đó là điều hiển nhiên nhưng nhiều người không hiểu. Khi một người tham gia vào thị trường, anh ta tìm thấy hai mức giá: giá mua và giá bán.
A. BID.
Cột BID là một phần của orderbook nơi người mua đến để thực hiện nhu cầu của họ (lệnh giới hạn mua) và nơi người bán đến để khớp lệnh bán của họ. Mức giá cao nhất trong cột BID được gọi là Best BID và thể hiện mức giá tốt nhất mà bạn có thể bán.
B. ASK.
Cột ASK là một phần của orderbook nơi người bán đặt lệnh cung cấp (lệnh giới hạn bán) và nơi người mua đi tìm đối tác cho lệnh mua của họ. Mức giá thấp nhất trong cột ASK được gọi là Best ASK và thể hiện mức giá tốt nhất để mua.
Do đó, chính cơ chế thực hiện lệnh sẽ quyết định giá. Sự khác biệt giữa BID và ASK được gọi là Spread và là một chỉ số cần xem xét khi đánh giá tính thanh khoản của tài sản. Spread càng thấp, tính thanh khoản của tài sản càng cao.
C. Liquidity
Tính thanh khoản là một khái niệm đặc biệt quan trọng. Nó là số lượng giao dịch của một tài sản. Chúng ta nên cố gắng giao dịch tài sản với số lượng càng nhiều càng tốt vì điều này sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho một nhà giao dịch lớn muốn di chuyển mức giá. Do đó, đây là một biện pháp để tránh rủi ro bị thao túng giá. Nếu bạn đang giao dịch một tài sản với khối lượng rất nhỏ, rất có thể nếu một tổ chức lớn tham gia thị trường, họ sẽ dễ dàng thao túng giá. Chúng ta nên tránh những môi trường này.
1.3 Phân Loại Các Nhà Giao Dịch Dựa Trên Hành Vi
Yếu tố quan trọng để làm rõ những sai lầm trong việc giải thích Luật Cung cầu là hành vi của các nhà giao dịch vì họ có thể tham gia vào thị trường theo những cách khác nhau:
Cách chủ động: Những người này đặt lệnh giao dịch qua việc sử dụng các lệnh market. Họ chủ động tham gia và họ “tấn công” Best BID và Best ASKnơi các lệnh limit được đặt. Những lệnh chủ động này là động cơ thực sự của thị trường vì chính chúng đã tạo ra bước khởi đầu các giao dịch.
Cách thụ động: Những người này giao dịch bằng cách sử dụng các lệnh limit. Người bán tạo nguồn cung bằng cách đặt lệnh chờ bán thực hiện trong cột ASK; và người mua tạo ra nhu cầu bằng cách đặt lệnh chờ mua trong cột BID
1.4 Điều Gì Khiến Giá Di Chuyển
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều gì khiến giá di chuyển. Ý tưởng ở đây rất rõ ràng: sự tham gia ở thế chủ động của các nhà giao dịch là cần thiết để tạo ra sự thay đổi về giá. Các lệnh ở vị thế thụ động (lệnh limit) thể hiện ý định rõ ngay từ đầu và trong trường hợp chúng được thực hiện, chúng có khả năng dừng một chuyển động của giá; nhưng không phải là khả năng làm cho giá di chuyển. Việc di chuyển giá đòi hỏi một quá trình.
Initiative
Để giá tăng lên, người mua phải mua tất cả các lệnh bán (cung) có sẵn ở mức giá đó và cũng tiếp tục mua mạnh để ép giá tăng lên một mức cao hơn và tìm người bán mới để giao dịch tại đó.
Các lệnh mua thụ động làm chậm xu hướng giảm, nhưng bản thân chúng cũng không thể đẩy giá lên. Các lệnh duy nhất có khả năng tăng giá là lệnh market buy hoặc loại lệnh có thể chuyển thành lệnh market buy (chẳng hạn như lệnh cắt lỗ của vị thế short (short position stop-losses).
Để giá giảm xuống, người bán phải mua tất cả các lệnh mua (cầu) có sẵn ở mức giá đó và tiếp tục đẩy giá xuống dẫn tới người mua khớp lệnh với mức giá thấp hơn.
Các lệnh bán thụ động làm cho xu hướng tăng chậm lại, nhưng không có khả năng làm giá giảm. Các lệnh duy nhất có khả năng làm giảm giá là market sell hoặc các lệnh có thể chuyển thành market sell ví dụ như lệnh cắt lỗ của vị thế long( Long position stop-losses).
Exhaustion
Giá cần sự có sự thúc đẩy mạnh mẽ của cung hoặc cầu để di chuyển, nhưng cũng rất thú vị là sự thiếu hào hứng của cung hoặc cầu cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc này.
Việc thiếu cung có thể tạo điều kiện cho giá tăng cũng như việc thiếu cầu có thể tạo điều kiện cho giá giảm.
Khi lệnh bán bị rút lại, việc này sẽ được thể hiện dưới dạng số lượng lệnh bán ít hơn được đặt trong cột ASK và do đó chỉ với sức mua nhỏ cũng có thể làm giá dễ dàng tăng lên
Ngược lại, nếu là lệnh mua bị rút ra, sẽ giảm các lệnh mua trong cột BID và điều này sẽ khiến giá giảm chỉ với một lực bán nhỏ.
1.5 Diễn Biến Của Thị Trường
Hãy nhớ rằng để tạo điều kiện cho việc giao dịch được thực hiện, thị trường sẽ đi lên để tìm kiếm người bán và đi xuống để tìm kiếm người mua; hay nói cách khác, nó sẽ luôn hướng tới điểm cân bằng, nơi cung và cầu giao nhau.
Hơn nữa, theo logic chúng ta nghĩ rằng khi giá cả tăng lên, sự hào hứng của người mua giảm (họ thấy giá ngày càng đắt) và sự quan tâm của người bán tăng lên (họ thấy giá vẫn còn rẻ); và khi giá cả đi xuống, lợi ích của người bán giảm và sự phấn khích của người mua tăng lên.
Trong một thị trend tăng, miễn là bên mua có thể “xử lý” tất cả các lệnh bán (cung) ở mức giá cao hơn, giá sẽ tiếp tục tăng. Mặt khác, trong một trend giảm, miễn là bên bán “xử lý” tất cả các lệnh mua (cầu) mà nó tìm thấy ở mức giá thấp hơn, giá sẽ tiếp tục giảm.
Tại thời điểm thị trường xoay chuyển, chúng ta thường sẽ luôn có một quy trình gồm ba bước:
Exhaustion – Kiệt Sức
Absorption – Hấp thụ
Initiative – Phát Triển
Để đảo ngược xu hướng tăng thành giảm, việc người mua không còn hào hứng (kiệt sức) để tiếp tục mua, việc các nhà khai thác lớn tham gia mua một cách thụ động (hấp thụ) và sự quyết liệt (chủ động) của người bán sẽ cùng diễn ra.
Ngược lại, để hình thành xu hướng giá tăng: sự kiệt sức của người bán, sự thụ động thông qua việc hấp thụ lệnh bán và sự phát triển mạnh mẽ của người mua làm mức giá đi lên trong cột ASK.
Về bản chất, hình thức ba bước này không có gì khác quá trình tích lũy và phân phối bất kể theo khung thời gian mà chúng diễn ra.