
Ở một số bài viết trước tôi đã trình bày một số chiến thuật hay giao dịch RSI mà các bạn có thể áp dụng. Bài viết này chúng ta tiếp tục đến với một cách sử dụng khác của RSI và thêm một chỉ báo hỗ trợ nữa là SMA 20.
Kiến thức nền về RSI
RSI là một chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất trong giới đầu tư tài chính trên thế giới, RSI là công cụ dùng để đo lường sức mạnh tương quan ở thời điểm hiện tại so với giá trong quá khứ. Mức độ sức mạnh của RSI thể hiện qua các tín hiệu quá mua và quá bán.
Giải thích về quá mua và quá bán:
- Nếu giá đang trong đà tăng lên thì chỉ báo RSI sẽ dao động về phía quá mua, theo mặc định của RSI trên nền tảng giao dịch thì khi RSI vào khoảng từ 70 trở lên thì tức là quá mua. Theo lý thuyết thì khi RSI vào vùng quá mua, trader sẽ dần dần thoát lệnh mua. Và đây cũng là lúc mà người giao dịch ngược xu hướng bắt đầu nhảy vào thị trường
- Ngược lại, nếu giá đang trong đà giảm thì tín hiệu RSI sẽ giảm xuống thấp và theo mặc định thì RSI vào vùng từ 30 trở xuống sẽ là quá bán. Đó là lúc mà ai đang giữ lệnh bán sẽ thoát lệnh và là cơ hội cho những người đang tìm cơ hội mua lên.
RSI được phát minh bởi Welles Wilder, rất nhiều chiến thuật đã được xây dựng và sử dụng xoay quanh chỉ báo này. RSI như là xương sống của các chiến thuật đó. Tôi đã có những bài viết chiến thuật sử dụng RSI 2, chiến thuật giao dịch phân kỳ với RSI 6… Các bạn có thể tham khảo thêm. Ranh giới giữa quá mua và quá bán được xác định bởi mốc 50.
Chiến thuật tôi giới thiệu đến các bạn trong bài viết này, chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo RSI kết hợp với đường MA, cụ thể là SMA20 (smooth moving average 20), chiến thuật này phù hợp cho mọi thị trường.
Quan trọng là một thị trường có xu hướng
Chiến thuật giao dịch này dựa trên cơ sở một thị trường có xu hướng.
Để xác định xu hướng thị trường một cách đơn giản và nhanh gọn thì chúng ta sử dụng đường moving average theo hai cách sau:
- Nếu giá cắt đi cắt lại đường moving average nhiều lần trong thời gian ngắn thì đó là một thị trường không xu hướng.
- Nếu có khoảng cách nhất định giữa đường MA với biểu đồ giá và phần lớn thời gian giá nằm ở một bên nào đó so với đường MA thì chúng ta xem xét nó là một thị trường có xu hướng.
Lưu ý rằng sau khi bạn nhận định ở khu vực nào đó là đang trong vùng giằng co, không xu hướng thì nên khoanh vùng và đánh dấu nó lại. Để đến khi giá phá vỡ khỏi vùng đó một cách rõ ràng và dứt khoát thì đó là lúc bạn bắt đầu nghĩ đến một thị trường có xu hướng.

- Khi đồ thị đâm xuống phía dưới đường MA 20 thì đường này đang có độ dốc lên rất lớn. Do đó, khi giá đi xuống a, dù tạo ra khoảng cách với đường MA thì khả năng chuyển sang xu hướng giảm là vẫn rất thấp. Ngay sau đó giá đã quay lại cắt MA, thời gian biểu đồ giá tạo khoảng cách với MA là rất ngắn.
- Ở vị trí này, khi giá phá vỡ lên trên MA 20 thì đường trung bình chỉ hơi dốc xuống và có thể coi gần như nằm ngang. Đó là dấu hiệu của một thị trường đang trong khu vực trading range. Khi tới b, giá đã tạo ra một khoảng cách nhưng chỉ thời gian ngắn và ngay sau đó lại quay về MA.
- Ví trí này giá đâm xuống dưới MA nhưng trước đó, MA hơi dốc lên cho nên chưa có cơ sở để cho rằng có chuyển xu hướng giảm hay không. Sau đó, giá giảm mạnh và tạo nên độ dốc xuống lớn cho MA.
- Ở vị trí số 4, khi mà giá chạm đến MA thì đường này vẫn có độ dốc xuống lớn, đồng thời nến chạm vào MA kết thúc là một nến pin bar, cho cơ hội giao dịch tốt. Thêm nữa, đây còn là một mẫu hình đặc biệt – Phá vỡ vùng giằng co thất bại. Dù chưa chắc chắn về xu hướng giảm vì giá chưa ra khỏi vùng trading range trước đó, nhưng với một số cơ sở nói trên ta có thể vào lệnh được.
- Đến vị trí số 5 này thì dường như xu hướng giảm đã rất rõ ràng.
- Vị trí này cũng là điểm giá hồi về ngưỡng cản của MA 20, khi mà độ dốc xuống còn rất lớn, cho thấy khả năng thị trường chưa thể chuyển sang xu hướng tăng. Đây cũng là nơi xuất hiện mẫu hình phá vỡ vùng giằng co thất bại lần thứ hai, vị trí vào lệnh rất đạp nhưng sau đó giá giằng co vì khiến lênh bị thua.
- Vị trí số 7 là nơi hình thành một pin bar rất đẹp ngay sau vùng giằng co, nơi đây cũng là ngưỡng dưới của khu vực trading range trước đó, đóng vai trò là ngưỡng kháng cự trong trường hợp này.
Chiến thuật RSI 5 kết hợp SMA 20 (Smooth MA)
Nói sơ qua về xu hướng với MA 20 như trên, còn giờ thì chúng ta bắt đầu vào chiến thuật này với sự kết hợp của RSI chu kỳ 5 và SMA 20, ở đây tôi sẽ dùng SMA 20 cho mượt mà hơn. Còn phần RSI 5 các bạn sẽ thiết lập thêm đường chỉ giới mức 50.
Mục đích của RSI là để xác nhận sức mạnh của một xu hướng:
- Khi RSI vượt lên trên mức 50 thì có nghĩa thị trường chuyển hướng tăng. Nó cho tín hiệu yếu đi của xu hương giảm và là thời điểm bắt đầu tìm cơ hội mua lên.
- Khi RSI vượt xuống dưới mức 50 thì có nghĩa thị trường chuyển hướng giảm. Nó cho tín hiệu yếu đi của xu hương tăng và là thời điểm bắt đầu tìm cơ hội bán xuống.
Chú ý ở chiến thuật này chúng ta không sử dụng tín hiệu quá mua, quá bán hay phân kỳ của RSI nhé. Mỗi chiến thuật về RSI tôi đều cho các bạn những cách sử dụng khác nhau về RSI.
Các bạn có thể tìm hiểu giao dịch phân kỳ RSI tại đây hoặc
Giao dịch với tín hiệu quá mua, quá bán với RSI 2 tại đây
Quy tắc vào lệnh bán Giao dịch RSI
Để vào lệnh bán thì ta cần các điều kiện sau:
- Giá xuống dưới SMA 20 và đường SMA 20 hướng dốc xuống dưới.
- Chờ giá quay lại chạm đến đường SMA 20.
- Khi giá chạm đến SMA 20 thì quan sát RSI 5 phải ở trên mức 50 và có tín hiệu quay đầu đi xuống. Mục đích để xác nhận tín hiệu yếu đi của xu hướng tăng điều chỉnh và bắt đầu quay trở lại giảm theo xu hướng chính.
- Đặt chờ bán ở dưới cây nến giảm, cây nến này nên hình thành đúng điểm quay đầu của RSI đi xuống.
- Đặt stop loss trên cây nến tín hiệu.

- Giá nằm phía dưới đường SMA và đường SMA có hướng dốc xuống, ít gấp khúc. Từ đó cho thấy một thị trường đang trong xu hướng giảm.
- Vị trí xuất hiện cây nến giảm nơi giá chạm đến đường SMA 20. Nhìn xuống dưới RSI ta thấy rằng nó đang ở trên ngưỡng 50 và khi xuất hiện cây nến giảm chính là điểm mà RSI quay đầu đi xuống.
- Vị trí số 3 tiếp tục là một cơ hội bán xuống, tương tự như vị trí số 2.
Quy tắc vào lệnh mua
- Giá lên trên SMA 20 và đường SMA 20 hướng dốc lên trên.
- Chờ giá quay lại chạm đến đường SMA 20.
- Khi giá chạm đến SMA 20 thì quan sát RSI 5 phải ở dưới mức 50 và có tín hiệu quay đầu đi lên. Mục đích để xác nhận tín hiệu yếu đi của xu hướng giảm điều chỉnh và bắt đầu quay trở lại tăng theo xu hướng chính.
- Đặt chờ mua ở trên cây nến tăng, cây nến này nên hình thành đúng điểm quay đầu của RSI đi lên.
- Đặt stop loss dưới cây nến tín hiệu.

- Giá nằm phía trên đường SMA và đường SMA có hướng dốc lên, ít gấp khúc. Từ đó, cho thấy một thị trường đang trong xu hướng tăng.
- Vị trí xuất hiện cây nến tăng nơi giá chạm đến đường SMA 20. Nhìn xuống dưới RSI ta thấy rằng nó đang ở dưới ngưỡng 50 và khi xuất hiện cây nến tăng cũng chính là điểm mà RSI quay đầu đi lên.
- Vị trí số 3 tiếp tục là một cơ hội mua lên, tương tự như vị trí số 2.
Mục tiêu lợi nhuận
Đặt take profit như thế nào là hợp lý
Tối thiểu là tỷ lệ risk:reward 1:2 nhưng thông thường với chiến thuật này bạn có thể đặt lợi nhuận gấp 3 lần mức thua lỗ vì xu hướng trên khung thời gian lớn sẽ ổn định hơn khung nhỏ.
Có một số người dạy bạn rằng, giả sử bạn đang giữ một lệnh bán, thì bạn có thể quản lý lệnh bằng việc chốt lời nếu như xuất hiện tín hiệu mua, cách này sẽ mang tính chất chủ động hơn và không ràng buộc bởi một tỷ lệ nào cả.
Tuy nhiên, bạn sẽ dễ mất đi nhiều lợi nhuận đã có khi chờ xuất hiện tín hiệu ngược lại, chẳng hạn bạn đang giữ lệnh bán, để chờ đến khi hình thành tín hiệu mua thì thị trường phải tăng lên vượt qua rồi sau đó hồi về chạm vào SMA 20 để hoàn thành tín hiệu (chưa chắc đã hình thành tín hiệu ngay khi chuyển sang xu hướng tăng) thậm chí là khi xuất hiện tín hiệu mua thì bạn đã không còn một chút lợi nhuận nào.
Cho nên, cách này chỉ là mang tính lý thuyết mà không thực tế. Tốt nhất các bạn cứ đặt theo tỷ lệ phù hợp. Sẽ có bài viết hướng dẫn các bạn đặt chốt lời một cách khoa học nhất.
Ví dụ chứng minh giao dịch RSI

- Vị trí vào lệnh bán thứ nhất, ở đây giả sử tất cả các lệnh vào chúng ta đều chờ xuất hiện tín hiệu mua để chốt lời.
- Vị trí vào lệnh bán thứ hai rất đẹp, cũng là mẫu hình hình phá vỡ vùng giằng co thất bại và ngay ngưỡng kháng cự tốt.
- Vị trí vào lệnh thứ ba.
- Theo các nguyên tắc xác định thì đây sẽ là điểm cho tín hiệu vào lệnh mua. Bây giờ nếu 3 lệnh trước chúng ta đều còn giữ thì các bạn biết kết quả ra sao rồi đó. Lệnh thứ nhất thậm chí không có lời khi mà vị trí xuất hiện cây nến tín hiệu mua là giá đã gần với điểm vào lệnh của lệnh bán đầu tiên. Như vậy, không những không có lời mà chúng ta còn thua lỗ lệnh thứ hai và thứ ba. Không ổn chút nào.
Lệnh thua với chiến thuật RSI 5 và SMA 20
- Giá dưới đường SMA 20 và có khoảng cảnh giữa giá và SMA xa, đồng thời đường trung bình này cũng có độ dốc rất đẹp. Cho thấy một xu hướng giảm mạnh.
- Vị trí xuất hiện tín hiệu bán quá đẹp. Trong một bức ảnh tôi không thể thể hiện phần giá trước nữa, nhưng ở đây nếu vẽ đường trendline nữa thì vị trí giá này cũng sẽ ngay đường trendline. Thêm vào đó là ngay vị trí một số đỉnh đáy ở phía trước. Cơ hội là rất tốt.
- Nhưng khi lệnh được khớp thì giá không cho thấy sự giảm mạnh với nhiều cây nến chồng lấn lên nhau. Sau đó bị thua lỗ.
Như vậy, ở đây là điểm tàn của xu hướng giảm rồi. Đương nhiên, chúng ta không thể biết được những điều đó và trong giao dịch không thể tránh khỏi lệnh thua lỗ, nó hoàn toàn bình thường, dù cơ hội vào lệnh là rất đẹp.
Biết chấp nhận thua lỗ, bạn sẽ master hơn rất nhiều đấy.
Ưu điểm của chiến thuật giao dịch RSI
- Dễ học và dễ áp dụng
- Khi thị trường có xu hướng đẹp thì đó là lúc bạn ngồi đếm tiền.
- Điểm dừng lỗ phù hợp.
- Có khả năng cho tỷ lệ thắng cao.
Nhược điểm của chiến thuật
- Bạn phải tỉnh táo và nghiêm túc trong việc xác định xu hướng dựa vào phân tích giá nằm trên hay dưới SMA, rồi khoảng thời gian nằm trên (dưới) đủ lâu đến mức bạn cho là hợp lý hay không, đường SMA có độ dốc đều và đẹp hay không…
- Vì chỉ báo SMA là chỉ báo chậm nên khi bạn vào lệnh với một tín hiệu nào đó thì xu hướng bắt đầu từ rất lâu rồi. Thậm chí đã đi được hơn nửa quãng đường.
Lời kết giao dịch rsi
Như vậy là các bạn đã cùng tôi đi qua bài viết với một chiến thuật rất hay nữa liên quan đến giao dịch RSI.
Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó một cách đơn lẻ để giao dịch, nhưng nếu muốn giao dịch tự tin hơn tôi khuyên các bạn phải học thêm về price action, từ đó chắc chắn việc giao dịch sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.