
Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được xem là thước đo của nền kinh tế một quốc gia và phản ánh cho chúng ta biết được tình hình sức khỏe của nền kinh tế đó. Đây là chỉ số mà hầu hết các nhà đầu tư tài chính đều đặc biệt quan tâm đến. Nhất là chỉ số của quốc gia có nền kinh tế và sức ảnh hưởng hàng đầu thế giới là Mỹ.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP là gì?
Tổng sản phẩm quốc nội hay còn gọi là tổng sản phẩm nội địa (Viết tắt là GDP – Gross Domestic Product) đây là chỉ số phản ảnh tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thị trường nội địa của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ trong một giai đoạn nhất định.
Chúng ta có thể đánh giá tình hình nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển như thế nào, liệu có đang vận hành trơn tru hay không thông qua chỉ số sản phẩm quốc nội (GDP) này.
Cách tính chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Để tính được chỉ số tổng sản phẩm quốc nội, chúng ta có nhiều phương pháp tính khác nhau.
Tính chỉ số GDP theo phương pháp chi tiêu
Theo phương pháp này thì tổng số tiền mà các hộ gia đình trongh một quốc gia sử dụng để chi tiêu vào việc mua các hàng hóa cuối cùng chính là chỉ số GDP của quốc gia đó. Và chỉ số GDP này được tính theo công thức sau:
Y = C + I + G + (X-M)
Trong đó:
- Y: là chỉ số GDP
- C: là tổng các khoản chi mà các hộ gia đình dùng cho tiêu dùng các nhân bao gồm hàng hóa và dịch vụ (không tính chi phí mua nhà hoặc xây dựng nhà cửa)
- I: là khoản tổng đầu tư trong nước của tư nhân (Bao gồm: chi phí mà các doanh nghiệp dùng để mua trang thiết bị, công xưởng hoặc xây dựng, tiền mua nhà mới của các hộ gia đình, hàng tồn kho của các doanh nghiệp được đưa vào kho nhưng chưa bán đi).
- G: là các khoản chi tiêu của chính phủ dành cho các cấp trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. Bao gồm: quốc phòng, y tế, giáo dục, luật pháp, cầu cống, đường sá,… Chi tiêu chính phủ này không bao gồm các khoản trợ cấp cho người nghèo, người tàn tật,…
- X-M: giá trị xuất khẩu (X) – giá trị nhập khẩu (M)
Tính chỉ số GDP theo phương pháp thu nhập
Tổng các thu nhập từ các khoản như: tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận, tiền thuê của một quốc gia trong phương pháp này được gọi là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc còn được gọi là tổng chi phí sản xuất cuối cùng của xã hội.
Công thức tính chỉ số GDP theo phương pháp này như sau:
GDP = W + R + i + Pr + Ti + De
Trong đó:
- W: là tiền lương
- R: là tiền thu được từ việc cho thuê tài sản
- i: là tiền lãi
- Pr: chính là lợi nhuận
- Ti: là thuế gián thu ròng
- De: là phần khấu hao tài sản cố định
Tính chỉ số GDP theo phương pháp theo phương pháp giá trị gia tăng
- Ký hiệu của giá trị gia tăng của doanh nghiệp là VA
- Giá trị tăng thêm của ngành được ký hiệu là GO
- Giá trị tăng thêm của nền kinh tế ký hiệu là GDP
Công thức tính giá trị gia tăng của một ngành (GO)
GO = ∑ VAi (i=1, 2, 3,…, n)
Trong đó:
- VAi: là ký hiệu cho giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
- n: tổng số lượng doanh nghiệp trong ngành
Công thức tính giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế (GDP)
GDP = ∑ GOj (j=1, 2, 3,…, m)
Trong đó:
- GOj: là ký hiệu của giá trị gia tăng của ngành j
- m: là ký hiệu của số ngành trong nền kinh tế cần tính
Lưu ý: Tất cả kết quả chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tính từ cả 3 công thức trên đều như nhau.
Mối quan hệ giữa GDP và thị trường ngoại hối
Nguyên tắc chung khi xem dữ liệu GDP là xem liệu các số liệu có vượt qua hay thấp hơn ước tính hay không (xem biểu đồ có liên quan bên dưới):
- Chỉ số GDP thấp hơn dự kiến sẽ có thể dẫn đến việc bán tháo đồng nội tệ so với các đồng tiền khác (USD giảm giá so với EUR).
Biểu đồ EUR/USD : Công bố dữ liệu GDP thấp

- Chỉ số GDP cao hơn dự kiến sẽ có xu hướng củng cố đồng tiền cơ bản so với các đồng tiền khác (USD tăng giá so với EUR).
Biểu đồ EUR/USD: Công bố dữ liệu GDP cao

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ – Nền kinh tế hàng đầu thế giới
Năm 2019, chỉ số GDP của toàn nước Mỹ đạt được là khoảng 97,2 nghìn tỉ đô (chiếm 25% tổng GDP của toàn cầu) khi mà dân số nước này chưa được 4,3% trong quy mô dân số toàn cầu. Chỉ riêng 4 bang New York, Texas, Florida và California nếu tách riêng thì tất cả sẽ đều lọt vào top 17 quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nhất trên thế giới.
Những con số này lý giải cho chúng ta biết được vì sao Mỹ lại là nền kinh tế đứng đầu thế giới hiện này và đồng tiền của nước này cũng trở thành đồng tiền chung của toàn cầu.
Tuy nhiên, trên thực tế xét theo chỉ số GDP thì Mỹ đang đứng đầu thế giới, nhưng nước này lại không phải là đất nước giàu nhất trên thế giới. Nguyên nhân là do sự chênh lệch thu nhập tại quốc gia này là quá lớn, khi mà 3 ông lớn Bill Gates, Warren Buffett và Jeff Bezos lại sở hữu những tài sản có giá trị chiếm đến 50% so với nhóm dân thuộc tầng lớp thu nhập thấp nhất nước. Thay vào đó quốc gia đứng đầu về sự giàu có trên thế giới lúc này lại là Qatar.