Cặp tiền tệ chính, cặp tiền tệ thứ yếu, cặp tiền tệ chéo

Tiền tệ là sản phẩm chính trong thị trường Forex. Hiểu rõ về tiền tệ sẽ giúp bạn giao dịch một cách khoa học hơn. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tất tần tật về các cặp tiền tệ.

Tổng quan về tiền tệ

Mỗi quốc gia có chủ quyền đều có đồng tiền riêng cho mình, ngoại trừ một số ít sử dụng loại tiền của quốc gia khác (như Panama sử dụng đồng Đô la Mỹ chẳng hạn). Tiền tệ được coi là đồng tiền chủ yếu hay thứ yếu sẽ phụ thuộc vào tình trạng của quốc gia phát hành, trong đó có thể kể tới:

  • Quy mô của nền kinh tế đo bằng GDP
  • Loại tiền này có phải là tiền tệ dự trữ hay không
  • Quy mô của thị trường vốn
  • Tự do khỏi sự kiểm soát vốn hay không

Các loại tiền tệ được coi là tiền tệ “chủ yếu” (đồng tiền mạnh) là những loại tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trong thương mại và tài chính thế giới – đồng Đô la Mỹ, bảng Anh, Euro và đồng Yên Nhật. Xin lưu ý rằng tuy Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ hai hoặc thứ ba trên thế giới nhưng đồng Nhân dân tệ của nước này lại không được coi là tiền tệ “chủ yếu”.

Điều này là do chính phủ Trung Quốc nắm quyền quyết định lãi suất và tỷ giá hối đoái của Nhân dân tệ chứ không phải do thị trường tự do quyết định. Mỗi tiền tệ trong cặp tiền tệ chính phải được tự do giao dịch, nghĩa là không có bất cứ sự can thiệp nào dưới hình thức kiểm soát vốn hoặc giới hạn của chính phủ đối với dòng vốn vào và ra.

Ở một mức độ nào đó, các đồng tiền được coi là chủ yếu đều được dùng làm đồng tiền dự trữ của quốc gia. Đối với trường hợp này, đồng Đô la thường chiếm tới khoảng 65% trong tỷ lệ dự trữ ngoại hối của các quốc gia, tuy nhiên thì các đồng tiền mạnh khác như Euro, Bảng Anh hay Yên Nhật cũng vẫn được sử dụng làm đồng tiền dự trữ.

Nguyên nhân chính để một quốc gia tiến hành dự trữ ngoại hối đó là để mua lương thực hoặc thiết bị quân sự nhanh nhất có thể, bởi lẽ người bán hàng sẽ luôn sẵn lòng nhận loại tiền tệ dự trữ được trả. Đồng Đô la Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu bởi có tới hơn 75% mậu dịch trên toàn thế giới chọn USD làm đơn vị tính toán giá cả.

Bởi vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi khối lượng giao dịch thương mại và quy mô dòng vốn đối với các cặp tiền tệ chủ yếu thường là cao nhất. Các cặp tiền tệ này đáng ra nên được đặt tên là cặp tiền tệ chính, bởi lẽ bản thân mỗi đồng tiền trong cặp tiền tệ này đều là một đồng tiền mạnh, và khi kết hợp hai đồng tiền mạnh lại với nhau như EUR/USD, EUR/JPY hay GBP/EUR lại tạo ra một cặp tiền tệ chính.

Khi bạn kết hợp một tiền tệ mạnh (vd: Đô la Mỹ) với một tiền tệ thứ yếu (chẳng hạn đồng Peso của Mexico) , bạn sẽ có một cặp tiền tệ thứ yếu.

Các đồng tiền “chủ yếu” khác cần phải kể đến đó là đồng Franc của Thụy Sĩ và các đồng Đô la của Canada, Úc và New Zealand. Mặc dù Thụy Sĩ là một nước có quy mô nền kinh tế và thị trường tài chính tương đối nhỏ nhưng đồng Franc của nước này vẫn được xếp vào loại tiền tệ chủ yếu bởi lẽ Thụy Sĩ có vai trò truyền thống là một quốc gia trung lập và là thiên đường an toàn.

Canada, Úc và New Zealand đủ điều kiện để xếp vào nhóm này là bởi vì họ có hệ thống tài chính hàng đầu thế giới và là nhà cung cấp nguyên liệu/ hàng hóa quan trọng. Xin lưu ý rằng gần như tất cả mọi người đều đồng ý xếp đồng Franc Thụy Sĩ vào nhóm các đồng tiền chủ yếu, tuy nhiên không phải ai cũng cho rằng các đồng Đô la Canada, Úc và New Zealand xứng đáng nằm trong danh sách này.

Không phải tất cả các tiền tệ chủ yếu đều được hưởng vị thế ngang hàng. Hoa Kỳ có thị trường trái phiếu chính phủ lớn nhất (và thị trường trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất), với tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các loại giấy bạc và trái phiếu chính phủ ở mức khoảng 40%.

Nhật Bản cũng có một thị trường trái phiếu chính phủ rất lớn, nhưng mức độ tham gia của nhân tố nước ngoài chỉ khoảng 10%. Thị trường trái phiếu Châu Âu bị phân tán giữa nhiều nước thành viên (Liên minh Châu Âu có 28 nước thành viên và Liên minh Tiền tệ châu Âu (tức các quốc gia sử dụng đồng Euro) lại chỉ có 19.thành viên)

Hãy cẩn thận với các thông tin bạn đọc được

Các phóng viên kỳ thực đã phạm sai lầm khi sử dụng các từ như “đô la” hây “đồng Euro” trong những bài báo về tài chính của mình. Việc chỉ nhắc tới một loại tiền tệ duy nhất mà bỏ quên không nói rõ cụ thể tên của loại tiền tệ còn lại trong cặp tiền tệ sẽ rất dễ gây khó hiểu.

Khi một phóng viên viết bài về “đồng đô la đã tăng giá” thì nghĩa là anh ấy đang đề cập đến đồng đô la nào? Ý của anh nhà báo này hoàn toàn có thể là muốn nói chỉ số đồng Đô la, một hợp đồng tương lai dựa trên rổ tiền tệ, hoặc cũng có thể muốn nói cặp USD/JPY hay thậm chí là cặp EUR/USD (tuy nhiên nói anh này thực sự muốn nói về cặp EUR/USD thì cách viết chuẩn xác phải là đồng Euro giảm giá so với đồng Đô la)

Nói cách khác thì trong thị trường Forex không tồn tại thứ gọi là tiền tệ riêng lẻ. Theo định nghĩa, mọi loại tiền tệ trong thị trường ngoại hối đều tồn tại dưới dạng các cặp tiền tệ. Có một cách hữu hiệu để nghĩ về các cặp tiền tệ, đó là coi Đồng tiền cơ sở (tức đồng tiền đứng trước) làm Đối tượng, còn đồng tiền yết giá (đứng ở phía sau) sẽ được coi là đồng tiền mà bạn dùng để mua hoặc bán Đối tượng nêu trên.

Như vậy, khi bạn mua vào cặp EUR/USD vì tin rằng giá Euro sẽ tăng lên và bạn sẽ có cơ hội để kiếm lời từ việc này thì đồng Euro trong trường hợp này sẽ là Đối tượng (coi chúng tương tự như một cổ phiếu, trái phiếu hay hàng hóa) và bạn sẽ dùng số tiền tính bằng Đô la để mua Đối tượng này. Bạn cũng có thể dễ dàng mua vào đồng Euro và trả bằng đồng Yên (cặp EUR/JYP) hoặc đồng Bảng Anh (EUR/GBP).

Ba dạng cặp tiền tệ

Cặp tiền tệ chủ yếu

Nếu sử dụng báo cáo của BIS như một điểm tham chiếu, chúng ta có thể nói rằng một “cặp tiền tệ chính/chủ yếu” là cặp tiền tệ có hơn 3% doanh thu mỗi ngày. Theo đó chúng ta có thể xác định được bảy cặp tiền tệ chủ yếu đó là: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, AUD/USD, USD/CAD, USD/CNY, và USD/CHF.

Doanh thu Forex OTC theo từng cặp tiền tệ – các cặp đạt mức doanh thu 3% trở lên.

Tuy nhiên, theo thông lệ hiện nay thì cặp USD/CNY sẽ được loại ra, bởi lẽ cặp tiền tệ này hiếm khi khách hàng nhỏ lẻ có thể tham gia giao dịch. Đồng thời, cặp NZD/USD sẽ được thêm vào nhóm các cặp tiền tệ chủ yếu bởi đồng Đô la New Zealand có xếp hạng cao. Ngoài ra, các cặp tiền tệ như EUR/GBP, EUR/JPY và GBP/JPY cũng thường được coi là cặp tiền tệ chủ yếu dù khối lượng giao dịch chỉ đạt ở mức thấp hơn 3%.

Cặp tiền tệ thứ yếu

Một cặp tiền tệ thứ yếu được tạo ra khi trong cặp này có chứa một loại tiền tệ của một quốc gia có thị trường tài chính tương đối nhỏ hoặc chưa phát triển, xét cả về cổ phiếu và trái phiếu. Một quốc gia có tiền tệ “thứ yếu” có thể có một nền kinh tế rất lớn (như Trung Quốc hay Nga).

Tuy nhiên đồng tiền của các quốc gia này vẫn được coi là “thứ yếu” bởi tiền tệ không được thả nổi. Các nước có thị trường đã phát triển hoặc đang nổi cũng có thể được xếp vào nhóm tiền tệ thứ yếu. Ví dụ như đồng Won của Hàn Quốc được coi là đồng tiền thứ yếu dù nước này có thị trường phát triển.

Các loại tiền tệ thứ yếu có thể kể tới là đồng Peso của Mexico, Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng đô la Won của Hàn Quốc, đồng Krone của Thụy Điển, đồng Rúp của Nga, đồng Krone của Na Uy, Đô la Hồng Kông, Đô la Singapore và đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thị trường ngoại hối giao ngay bán lẻ, các loại tiền tệ “thứ yếu” hiện nay thường được gọi là tiền tệ “ngoại lai”, và mặc dù vẫn có một số nhà phân tích dùng từ “ngoại lai” để chỉ các cặp tiền tệ chứa hai đồng tiền thứ yếu chẳng hạn như cặp Rand Nam Phi/Lira Thổ Nhĩ Kỳ.

Hầu hết các cặp tiền tệ thứ yếu đều có tỷ lệ khá nhỏ trong tổng khối lượng giao dịch Forex. Chẳng hạn như cặp EUR/TRY chỉ chiếm 0,1%, còn cặp USD/TRY cũng chỉ chiếm 1,2% trong tổng khối lượng giao dịch ngoại hối toàn cầu.

Còn rất nhiều loại tiền tệ khác được coi là tiền tệ thứ yếu, chẳng hạn như đồng Zloty của Ba Lan, đồng Forint của Hungary, đồng Rand của Nam Phi, Real của Brazil,…Tại Ba Lan và Hungary, kỳ vọng đạt được tư cách thành viên đầy đủ trong Liên minh tiền tệ châu Âu đã dẫn đến việc đồng Euro được sử dụng rộng rãi tại hai nước này. Ba Lan dự kiến ​​sẽ tham gia Liên minh vào năm 2020, nhưng Hungary thì không có ngày mục tiêu cụ thể.

Việc kết hợp một tiền tệ chủ yếu với một tiền tệ thứ yếu không thể biến cặp tiền tệ trên thành một cặp tiền tệ chủ yếu được mà vẫn chỉ là cặp tiền tệ thứ yếu mà thôi.

Tỷ giá chéo

Các nhà giao dịch tạo ra một tỷ giá chéo bằng cách lấy hai cặp tiền tệ như EUR/USD và USD/MXN và kết hợp cả hai cặp lại với nhau. Bằng cách loại ra đồng tiền chung trong hai cặp tiền tệ, nhà giao dịch sẽ tạo ra một cặp tiền tệ lai, chẳng hạn như cặp EUR/MXN.

Cặp tiền tệ thu được sau khi “lai” có khối lượng giao dịch không đáng kể mặc dù thực tế thì cặp EUR/USD là cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất và cặp USD/MXN cũng là một cặp khá phổ biến.

Có rất nhiều cách để kết hợp các cặp tiền tệ với nhau, nhưng cặp tiền tệ nào càng “ngoại lai” thì mức spread của cặp đó sẽ càng mở rộng và khả năng thanh khoản càng nhỏ. (VD như cặp TRY/KRW)

Khi lai các cặp tiền chủ yếu thì cặp tiền ngoại lai được tạo ra thường có khả năng thanh khoản tương đối cao và mức spread là khá hẹp.

Trường hợp này có thể kể tới các cặp như AUD/CAD, AUD/JPY, EUR/AUD, và CAD/JPY. Kể cả trong các cặp tiền tệ thứ yếu như EUR/PLN (Euro vs Zloty của Ba Lan) và EUR RUB (Euro vs đồng Rúp của Nga), trong các trường hợp thông thường thì có thể dễ dàng tìm ra mức giá, tuy rằng không phải lúc nào cũng có khối lượng lớn hơn.

Mẹo: Khi giao dịch với các cặp tiền tệ thứ yếu và các cặp ngoại lai, quan trọng là bạn phải nắm được xem liệu thanh khoản cạn kiệt vì một lý do nào đó hay không (thường là một số sự kiện làm các nhà đầu tư e ngại rủi ro), các cặp tiền tệ của các thị trường mới nổi sẽ xuất hiện tình trạng spread mở rộng và thanh khoản giảm trước, sau đó tới cặp tiền tệ thứ yếu và ngoại lai, và cuối cùng là cặp tiền tệ chủ yếu. Nếu sắp phải đối mặt với rủi ro lớn trong giao dịch, tốt hơn hết là bạn nền chỉ giao dịch các cặp tiền chủ yếu thôi vì phương án này có tính cơ động cao hơn.

 

Kiến Thức & Kinh Nghiệm

Mẹo giao dịch Forex với Price Action như thế nào

Mẹo Giao Dịch Forex Với Price Action: Tối Ưu Lợi Nhuận và Giảm Thiểu Rủi Ro Trong thị trường Forex, Price Action là một phương pháp giao dịch dựa trên hành động giá mà không cần sử dụng các chỉ báo kỹ thuật phức tạp. Giao dịch bằng Price Action giúp các trader tập trung […]

xem thêm
Bí mật hoàn phí giao dịch Exness
Kiến Thức & Kinh Nghiệm

Bí mật từ hoàn phí giao dịch Exness mà không phải ai cũng biết.

Bạn đang tìm kiếm một cách để tăng lợi nhuận khi giao dịch trên sàn Exness? Hoàn phí giao dịch chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết về những “bí mật” ẩn chứa đằng sau chương trình này. Bài viết này từ emyeuforex.com sẽ […]

xem thêm
Kiến Thức & Kinh Nghiệm

Cách Giao Dịch Price Action Trong Forex

Cách Giao Dịch Price Action: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Nhà Đầu Tư Forex Trong thị trường forex, giao dịch bằng Price Action (Hành Động Giá) ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự đơn giản và hiệu quả của nó. Price Action là phương pháp phân tích dựa trên hành vi của giá mà […]

xem thêm